• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quy định pháp lý
  • Liên hệ

Cách Làm Đẹp 365

Chia sẻ kiến thức cách làm đẹp tới mọi người

  • Dưỡng da
  • Chăm sóc tóc
  • Thể Hình
  • Kiến thức làm đẹp
  • Trang điểm – Mỹ Phẩm
  • Tư vấn
  • Đồ gia dụng
  • Thiết bị điện tử
  • Nhà cửa & đời sống

Thực phẩm thích hợp cho bé trong giai đoạn mọc răng

Tháng Sáu 26, 2019 by Hoàng Quốc Huy Leave a Comment

Khi các bé bước vào giai đoạn mọc răng khoảng tháng thứ 5 trở đi là thời kỳ mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng biếng ăn kéo dài của các bé. Vậy làm sao để bổ sung dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này mà không phải đối mặt với những cơn khóc lóc nôn trớ của bé?

Giai đoạn mọc những chiếc răng đầu tiên là giai đoạn khó chịu nhất. Nguyên nhân là bởi lúc này lợi của bé bắt đầu sưng lên để đẩy răng lên. Có những trường hợp lợi còn bị loét trước khi răng có thể nhú lên nên khiến các bé rất bứt rứt và khó chịu, lúc nào cũng muốn cho tay hoặc các vật dụng vào mồm để giảm cảm giác này.

Đối với những bé chuẩn bị mọc những chiếc răng đầu tiên thì mẹ nên tích cực cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Bên cạnh đó có thể bổ sung những thực phẩm mềm dễ nuốt và lỏng để bé dễ dàng ăn và hấp thu. Một số món rất tốt cho dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này như sữa chua, váng sữa, khoai tây nghiền, bí đỏ nghiền…. Bên cạnh những món trên thì mẹ có thể cho bé cắn các thực phẩm có tính giòn như dưa leo, quả lê, quả táo….. vừa giúp bé tập kỹ năng cắn xé, nhai nuốt vừa làm giảm khó chịu cho lợi của bé.

Đối với những bé lớn thì việc ăn uống bỗng nhiên bị ảnh hưởng bởi việc mọc răng thì mẹ nên thay đổi cách chế biến và trình bày món ăn hoặc cho bé ăn các món mới thì sẽ khiến bé hào hứng hơn. Lưu ý là dù bé lớn cũng nên chế biến món ăn mềm và lỏng để bé có thể ăn nhanh chóng và đỡ chạm vào phần lợi sưng đau.

Những thực phẩm phù hợp cho bé trong giai đoạn mọc răng

  1. Những thực phẩm mềm, lỏng

Thay vì nấu cháo hoặc bột sánh đặc thì mẹ nên chú ý làm lỏng hỗn hợp sẽ giúp bé nuốt tốt hơn. Các bữa cháo hoặc bột phải đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là tinh bột, đạm, chất xơ và chất béo. Ngoài ra để bổ sung vitamin giúp bé tăng sức đề kháng trong giai đoạn này mẹ có thể xay nhuyễn trái cây và rau củ thành sinh tố để bé ăn. Với những bé đã lớn mẹ có thể chế biến các loại trái cây và rau củ này bằng nhiều hình thức bắt mắt, thay đổi cách chế biến để bé liên tục được thay đổi sẽ hào hứng để ăn hơn.

Với những thực phẩm này mẹ nên để thật nguội hoặc có thể để lạnh càng tốt vì khi nướu răng của bé sưng tấy thì thực phẩm mát lạnh sẽ xoa dịu những cơn đau.

  1. Bánh ăn dặm

Bánh ăn dặm thường giòn tan khi răng cắn vào sẽ khiến bé vui thích với việc ăn uống. Bên cạnh đó , bánh ăn dặm thường sẽ tan trong miệng khi gặp nước bọt nên cũng không khiến bé nhỏ bị hóc mà còn bổ sung dinh dưỡng. Các mẹ có thể mua các loại bánh ăn dặm tại siêu thị hoặc tự chế biến tại nhà. Lưu ý bánh ăn dặm nên chọn mua loại không đường hoặc ít đường sẽ tốt cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của bé về lâu dài.

  1. Các loại rau nấu chín

Các loại rau củ quả chứa hàm lượng vitamin cao rất tốt để tăng sức đề kháng, một số loại vitamin như C, E, A giúp kháng viêm rất hiệu quả. Do đó việc bổ sung các loại rau củ quả trong giai đoạn này rất quan trọng. Mẹ có thể chế biến thành món hấp hoặc luộc theo khẩu vị của bé để thưởng thức.

  1. Đồ uống mát

Giai đoạn mọc răng thường các bé sẽ chảy nhiều nước rãi hơn bình thường nên việc bổ sung thêm nước là rất cần thiết để cơ thể luôn luôn đủ nước. Đồng thời nước cũng giúp hạ sốt nhanh nếu bé có bị sốt. Mẹ có thể bổ sung nước bằng nhiều cách khác nhau như tăng cữ bú của bé, thêm nước trái cây vào thực đơn, hoặc đơn giản là uống nước lọc. Nếu có thể mẹ nên cho bé uống nước mát vì nước mát sẽ giúp xoa dịu những cơn đau, khó chịu của bé do sưng nướu, nứt lợi…

Với những bí quyết trên thì mẹ có thể dựa vào tình trạng của bé để chọn thực đơn và có cách chăm sóc phù hợp với từng bé.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

phoi-do-cho-nguoi-gay-lun
Chia sẻ : 10 cách phối đồ cho người lùn mập giúp bạn trở nên xinh xắn
Sau khi bấm lỗ tai nên làm gì? Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai đúng cách
Cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai đúng cách, không bị mưng mủ
cham-soc-da-mat-cho-ba-bau
[ Chia sẻ ] 8 cách chăm sóc da mặt cho bà bầu hiệu quả tại nhà

Filed Under: Kiến thức làm đẹp

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Mẹo ngăn mồ hôi nách ướt áo tức thì bạn nên biết
  • [ Bật mí ] 18 mẹo trị hôi nách tại nhà hiệu quả nhất bạn nên biết
  • Nguyên nhân gây nên tình trạng hôi nách- Triệu chứng và giải pháp khắc phục
  • Xịt nách navin có tốt không ? Giá bao nhiêu ? Mua ở đâu ?
  • Chia sẻ : 10 cách phối đồ cho người lùn mập giúp bạn trở nên xinh xắn
  • [ Bật mí ] 3 phương pháp tẩy sơn móng tay gel tại nhà
  • Cách tẩy sơn móng tay trong 5 phút, không cần dùng Acetone
  • Cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai đúng cách, không bị mưng mủ

Copyright © 2022 ·By cachlamdep365.com· Log in Twitter |Pinterest |Instagram